Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Thiệu Trung - Huyện Thiệu Hóa - Tỉnh Thanh Hóa

Xã Thiệu Trung, tiếp tục làm tốt công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của Quê hương, dân tộc.

Đăng lúc: 00:00:00 24/07/2018 (GMT+7)
100%
Print

Ngày 15/7/2018, tại khu di tích đền thờ TRà Đông – Nơi thờ ông tổ nghề đúc đồng (hay họi là chùa Linh Quang Tự) thôn 6 xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Đảng ủy – HĐND – UBND - UB.MTTQ và ban quản lý làng nghề xã Thiệu Trung tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm ngày mất của Thánh Sư Không Lộ Nguyễn Minh Không (Khổng Minh Không) đồng thời cùng với sự tâm huyết của các nghệ nhân, nhân dân trong làng Trà Đông xin được công đức đúc lại quả chuông (nặng 300kg) dâng tại di tích.

 Xã Thiệu Trung, tiếp tục làm tốt công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của Quê hương, dân tộc.

Ngày 15/7/2018, tại khu di tích đền thờ TRà Đông – Nơi thờ ông tổ nghề đúc đồng (hay họi là chùa Linh Quang Tự) thôn 6 xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Đảng ủy – HĐND – UBND - UB.MTTQ và ban quản lý làng nghề xã Thiệu Trung tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm ngày mất của Thánh Sư Không Lộ Nguyễn Minh Không (Khổng Minh Không) đồng thời cùng với sự tâm huyết của các nghệ nhân, nhân dân trong làng Trà Đông xin được công đức đúc lại quả chuông (nặng 300kg) dâng tại di tích.

Về tham dự buổi lễ có đồng chí Lê Xuân Đào - Thường vụ huyện ủy, PCT. UBND huyện cùng các đồng chí ủy viên Ban thường vụ huyện ủy, trưởng các ban, các phòng của huyện đã về tham dự với buổi lễ.

  Trong không khí trang nghiêm và thành kính, thay mặt cho lãnh đạo xã Thiệu Trung, ông Trần Công Lạc – Phó BT – CT UBND xã – Trưởng ban tổ chức buổi lễ đã khái quát Sơ lược về thân thế của Thánh Sư Không Lộ Nguyễn Minh Không ( Khổng Minh Không) và lịch sử hình thành nghề đúc đồng, di tích Đền thờ Trà Đông:

          Sơ lược về Nguyễn Minh Không (Khổng Minh Không)

          Khổng Minh Không sinh ngày 15/10/1065 (14/9 ÂL) – mất ngày 03/6 ÂL năm 1141), tên thật là Nguyễn Minh Không (Theo Quốc Sư Bảo Lục), hay Theo "Thiền Uyển Tập Anh", tên húy của ông là Nguyễn Chí Thành sinh tại làng Đàm Xá, phủ Tràng An (nay là làng Điền Xá, xã Gia ThắngGia ViễnNinh Bình).

Nguyễn Chí Thành lớn lên sang Tây Trúc học đạo và kết nghĩa anh em với Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Giác Hải là hai vị chân sư có uy tín đương thời. Khi tu hành đắc đạo, Nguyễn Chí Thành trở về quê nhà dựng chùa Viên Quang, sau đó lại lập nhiều chùa ở vùng châu thổ sông Hồng... để tu hành, lấy vị hiệu là Không Lộ. Theo một số tài liệu, ông có đạo hiệu Không Lộ, từng tu ở chùa Không Lộ (Nam Định) và được thờ ở núi Không Lộ (chùa Thầy ngày nay).

Nguyễn Minh Không là một nhà sư tài danh lẫy lừng và còn là một thần y nỗi tiếng. Từ các loại thảo dược tại Vùng đồi núi Gia SinhGia Viễn Ninh Bình, ông đã chữa bệnh nan y cho vua Lý Thần Tông và được coi là thần y khi chữa bệnh "hóa hổ" cho nhà vua và được ban quốc tính họ Lý, phong làm Quốc sư, ( gọi là Lý Quốc Sư) được nhà vua cấp cho nhà ở, được miễn thuế. Là người bào chế ra nhiều loại thuốc chữa bệnh cho nhân dân, ông đã truyền lại cho dân nhiều bài thuốc hay và sử dụng thuốc nam, châm cứu chữa bệnh.

Với vai trò là quốc sư triều Lý, ông tham gia gây dựng nhiều công trình phật giáo. Lý Quốc Sư là người đúc tượng phật chùa Quỳnh Lâm; đúc đỉnh đồng trên tháp Báo Thiên góp phần tạo nên An Nam tứ đại khí là những báu vật nổi tiếng của nước Đại Việt thời Lý - Trần. Ông là người sưu tầm và phục hưng nghề đúc đồng – tinh hoa của văn minh Đông Sơn – văn minh người Việt cổ mà trở thành tổ sư nghề đúc đồng.

Trong truyền thuyết dân gian, Nguyễn Minh Không là một nhân vật huyền thoại, xuất hiện với nhiều tình tiết kỳ bí thậm chí hoang đường như khi tu thiền đắc đạo có thể đi mây về gió, niệm chú cho chim lạ rơi xuống đất, ngả nón làm thuyền vượt sông cả, cho cả kho đồng nước Tống vào túi đem về đúc tứ đại khí, thò tay vào vạc dầu đang sôi vớt hàng trăm chiếc kim chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông.

Vì có nhiều công lớn chữa bệnh cho vua và nhân dân mà ông cùng với Trần Hưng Đạo, là những nhân vật lịch sử có thật, sau này được người Việt tôn sùng là đức thánh Nguyễn, đức thánh Trần.

Khi ông mất rồi được rất nhiều đền chùa thờ phụng. Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: "Quốc sư Minh Không rất linh ứng. Phàm khi có tai ương hạn lụt, cầu đảo đều nghiệm cả." Nguyễn Minh Không là hiện thân quyền lực linh thiêng của Phật giáo hưng thịnh thời Lý - là thầy thuốc tài ba bậc nhất, là ngư dân gắn bó với thôn dã Đại Việt, là thiền sư tài cao đức trọng, là bậc thánh tổ nghề đúc đồng Việt Nam (là ông tổ nghề đúc đồng)

Ông là một vị cao tăng đứng đầu tổ chức phật giáo của triều đại nhà Lý trong lịch sử, được xem là vị thiền sư sáng lập nên nhiều ngôi chùa nhất ở Việt Nam ( 500 ngôi chùa trên cả nước)

Như vậy, Nguyễn Minh Không (Khổng Minh Không) vừa là thánh, vừa là sư; dân thường gọi là Thánh sư Khổng Minh Không, hay thánh Nguyễn.

Tên tuổi của Nguyễn Minh Không đã gắn liền với nhiều truyền thuyết hoang đường và kỳ bí. Rất nhiều nơi, đặc biệt là các chùa ở Việt Nam thờ vị quốc sư này theo kiểu "tiền phật hậu thánh".

Nguyễn Minh Không được thờ ở nhiều nơi trong cả nước, như: Đền Lý Quốc Sư (Hà Nội), Chùa Keo (Nam Định và Thái Bình), chùa Bái Đính (Ninh Bình)…

Các địa phương có nghề đúc đồng thờ ông là ông tổ đúc đồng, như: Yên Xá, Tống Xá huyện Ý Yên, lễ hội chợ Viềng (Nam Định), Ngũ Xã, phố Lò Đúc (Hà Nội), Châu Mỹ, Long Thượng, Đông Mai (Hưng Yên), Đào Viên, Điện Tiền (Bắc Ninh), Kẻ Chè (Thiệu Trung)…

Quá trình ra đời nghề đúc đồng: Nói về nghề đúc đồng thủ công truyền thống của xã Thiệu Trung không biết có từ bao giờ. Chỉ được nghe các cụ kể lại rằng có từ thời Nhà Lý, khi Thánh sư Nguyễn Minh Không hay còn gọi là Khổng Minh Không đi qua làng dừng nghỉ, thấy người dân trong làng siêng năng, chăm chỉ làm ruộng vất vả quanh năm mà cũng không đủ ăn, ngoài nông nghiệp ra họ không có nghề phụ để làm. Vì vậy ông quyết định ở lại dạy nghề và truyền nghề đúc đồng cho nhân dân trong làng, từ đó được lưu truyền đến hôm nay.

             Lịch sử của Di tích đền thờ Trà Đông: Theo Kẻ Rỵ - Kẻ Chè

Đời Tự Đức, các nghệ nhân làng Chè rước chân nhang từ chùa Keo về làng Chè và xây đền thờ ông tổ đúc đồng Khổng Minh Không tại đây.

Ngôi đền đặt ở giữa làng cạnh con đường chính qua xóm đình của làng Chè. Ngôi đền xây năm 1943, khánh thành năm 1946. Đền kiến trúc theo kiểu “chữ đinh”, bên ngoài là một phòng rộng không cột, tiếp đó là ba gian chạy dọc, gian giữa là sập hội đồng. Gian này cách với gian trong cùng một lần cửa. Gian trong cùng đặt tượng thánh Khổng và các đồ tế khí. Hai vị tiên hiền họ Lê và họ Vũ thì thờ ở hai bên của gian ngoài. Mặt tiền của ngôi đền xây đắp theo kiểu “tân thời”, các ô chắn mái có đắp nổi ba cảnh của Tổ sư đi lấy kinh Phật, tổ sư đi lấy đồng và tổ sư truyền nghề đúc đồng. Một bức đại tự đắp nổi nằm chính giữa mặt tiền mang chữ “Tối linh quang từ” (Tức là ngôi đền cực thiêng liêng).

Phần lớn người dân địa phương gọi là đền, một số người gọi là chùa. Hai cách gọi này đều có lý vì: Gọi là đền vì ngài là thánh, gọi là chùa vì ngài là thiền sư. Tuy nhiên với mục đích của người làng Chè trước đây khi xây nơi thờ ông tổ nghề đúc đồng thì gọi là đền.

           Đền thờ được Bộ Văn hóa Công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia tại Quyết định[1] số 208  ngày 13/3/1990.    

Sau phát biểu khai mạc của lãnh đạo xã, đội tế nam của làng Trà Đông tổ chức tế dâng hương cúng giỗ, cùng với đó là sự lo lắng, hồi hộp về việc được đúc lại quả chuông dâng tại di tích (Quả chuông cũ được đúc từ năm 1989, do yếu tố kỷ thuật và chất lượng không đảm bảo nên tiếng chuông không được kêu, vang xa) việc đúc quả chuông được thực hiện trong chính ngày giỗ ông tổ nghề và được đúc ngay phía trước khu di tích. Nghệ nhân ưu tú Đặng Ích Hoàn (Người được giao đúc chuông) cùng các nghệ nhân và tổ thợ đã  phải chuẩn bị rất kỷ càng để thực hiện nhiệm vụ cao cả mà nhân dân, các nghệ nhân trong làng đã gửi gắm.  Từ khâu làm khuôn (được chuẩn bị trước 2 tháng), nguyên vật liệu, các bếp, lò nấu, thủ tục xin rước lửa từ trong di tích, các lò than chính thức thổi nấu đồng từ lúc 8h30 phút.  Trong niềm hân hoan, phấn khởi nhưng đầy lo lắng chờ đợi về quả chuông mới, đến 9h15 phút đồng được rót vào khuôn và khâu đúc chuông cơ bản hoàn thiện.

Càng hồi hộp và lo lắng hơn, đến 11h 25 phút, quả chuông đã được nghệ nhân Đặng Ích Hoàn cùng các nghệ nhân và tổ thợ tháo dỡ (khuôn đất bên ngoài) để khách thập phương và nhân dân trực tiếp chiêng ngưỡng kết quả của quả chuông. Khi chuông được tháo dỡ, mọi người có mặt có những phút lo lắng, hồi hộp rồi sau đó vui mừng vỡ òa trong niềm hạnh phúc phấn khởi. Tâm nguyện của nhân dân bao lâu nay đã trở thành hiện thực, một chiếc chuông đẹp và đúng theo mẫu như sự mong đợi. Đó chính là kết quả của sản phẩm để tri ân ông tổ nghề và để lại di sản cho muôn đời sau.

Kết thúc buổi lễ, mọi người ra về trong niềm vui, tự hào vì quê hương Khoa Bảng, một vùng quê có truyền thống văn hóa lâu đời, có nhiều di tích lịch sử được xếp hạng (trong đó có 2 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và 2 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh).

                                                                                                                         Tg: Trần Thị Hiên – CC VH 

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
6
Hôm qua:
116
Tuần này:
212
Tháng này:
3498
Tất cả:
272587

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289