Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Thiệu Trung - Huyện Thiệu Hóa - Tỉnh Thanh Hóa

Vang mãi nghề đúc đồng Trà Đông

Đăng lúc: 00:00:00 13/09/2021 (GMT+7)
100%
Print

Kẻ Chè, tên nôm của làng Chè (Trà Đông), là nơi được tổ nghề đúc đồng Khổng Minh Không truyền dạy giúp dân làng có được nghề nghiệp để sinh sống và phát triển rực rỡ cho đến ngày nay. Người làng Chè vốn cần cù chịu khó, lại khéo tay và giàu tính sáng tạo nên từ bao đời, những người thợ dân gian đã làm ra được nhiều sản phẩm độc đáo, được thị trường khắp nơi ưa chuộng.

                                                                   Thiệu Trung, ngày 13/9/2021

Bài viết: Vang mãi nghề đúc đồng Trà Đông

Kẻ Chè, tên nôm của làng Chè (Trà Đông), là nơi được tổ nghề đúc đồng Khổng Minh Không truyền dạy giúp dân làng có được nghề nghiệp để sinh sống và phát triển rực rỡ cho đến ngày nay. Người làng Chè vốn cần cù chịu khó, lại khéo tay và giàu tính sáng tạo nên từ bao đời, những người thợ dân gian đã làm ra được nhiều sản phẩm độc đáo, được thị trường khắp nơi ưa chuộng.

Bước qua chiếc cổng làng to cao, bề thế, làng nghề đúc đồng Trà Đông nổi bật bởi những khu dân cư phát triển từ những ngôi nhà rộng rãi, khang trang san sát nhau cùng với xưởng sản xuất đang ngày đêm đỏ lửa.

Đến xưởng đúc đồng của ông Nguyễn Bá Châu, một trong 6 Nghệ nhân Ưu tú của xã Thiệu Trung vào đúng dịp ông cùng tốp thợ đang chuẩn bị đúc một chiếc chuông theo đơn đặt hàng của một vị khách từ xa tới, chúng tôi không khỏi bất ngờ trước sự tỉ mỉ, cẩn thận trong từng khâu làm nên sản phẩm, từ cách tạo khuôn cho đến quy trình đun nấu. Nguyên liệu làm khuôn được lấy từ đất sét trộn với trấu giúp khuôn dễ thoát hơi trong quá trình nung và không bị nứt vỡ. Ngoài việc định hình về phom dáng và kích thước, người thợ còn phải ngồi hàng giờ đồng hồ để khắc hoa văn, chỉnh sửa từng chi tiết nhỏ sao cho từng đường nét phải thực sự mềm mại và sắc nét.

Nếu công đoạn làm khuôn đòi hỏi đôi bàn tay khéo léo, điêu luyện thì quy trình nấu đồng lại được xem là nặng nhọc, vất vả nhất. Lò nung được đốt bằng than đá và than lim ở nhiệt độ 1.200 - 1.500 độ C. Thời gian này, người thợ phải túc trực cho than và đồng vào lò, đảm bảo đủ nhiệt độ để đồng nóng chảy và không tràn ra ngoài. Tùy theo sản phẩm để nghệ nhân quyết định nấu đồng nguyên chất hay pha trộn cùng các nguyên liệu khác. Với sản phẩm là chuông thì nguyên liệu được tính là 75% đồng và 25% thiếc để tạo độ ngân vang cho chiếc chuông. Khi đồng nung chảy với số lượng vừa đủ, người thợ sẽ rót cẩn thận và nhẹ nhàng vào khuôn để định hình sản phẩm. Sau đó là công đoạn tháo khuôn và hoàn thiện sản phẩm bằng các bước cắt gọt và đánh bóng.

Sau khi hoàn thiện chiếc chuông trong sự chứng kiến của những vị khách đặt hàng, ông Châu dành cho chúng tôi những chia sẻ chân thành về nghề truyền thống làng mình: Chẳng biết nghề đúc đồng Trà Đông chính xác có từ khi nào, chỉ biết rằng đây là cái nghề gắn bó với nhiều thế hệ đi trước trong mỗi gia đình làng Chè. Đối với ông, đúc đồng không chỉ là công việc để sinh sống mà nó còn là niềm đam mê sáng tạo. Trong công việc, bản thân ông cũng như những nghệ nhân khác của làng kỹ tính lắm. Mỗi chiếc chuông, chiếc trống trước khi đem ra bày bán hoặc giao cho khách, người thợ thường rất cầu kỳ chỉnh âm, tạo sắc, sao cho trong mỗi tiếng ngân vang phải vừa có chất trầm ấm hòa quyện với thứ âm thanh trong trẻo. Chính bởi tâm huyết của những người thợ Kẻ Chè, hàng nghìn sản phẩm trống, chuông, tượng... đã được làm và có mặt ở nhiều tỉnh, thành, góp phần tạo nên những dấu ấn trong một số sự kiện lớn của cả nước.

Tâm huyết với nghề, nghệ nhân Châu còn đào tạo hàng trăm thợ từ khắp nơi tìm đến. Con trai ông là anh Nguyễn Bá Quý giờ đây cũng là một thợ đúc đồng lành nghề, kế nghiệp cha mình để tiếp tục giữ và phát triển nghề ngày một hưng thịnh. Được biết, tại làng Chè hiện nay có 22 cơ sở đúc đồng lớn, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động thường xuyên. Với 6 Nghệ nhân Ưu tú và nhiều nghệ nhân khác tâm huyết với nghề, làng nghề đúc đồng Trà Đông ngày càng khẳng định thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.

(Nguồn tin Báo Văn hóa)

Người sưu tầm                               

Trần Thị Hiên ( CCVH xã)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
439
Hôm qua:
566
Tuần này:
439
Tháng này:
3507
Tất cả:
277036

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289