Chào mừng bạn đến với Trang thông tin điện tử Xã Thiệu Trung - Huyện Thiệu Hóa - Tỉnh Thanh Hóa
 

Lịch sử hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Thời Lê, vùng đất xã Thiệu Trung ngày nay gồm hai làng là Phủ Lý (còn gọi là Bối Lý, kẻ Rị hay làng Rị) và Trà Sơn Đông (kẻ Chè hay làng Chè, sau đổi là Trà Đông và sau là Trà Hạ), thuộc tổng Vận Quy, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Thiên.

Đến triều Gia Long, phủ Thiệu Thiên được đổi làm phủ Thiệu Hóa[3].

Năm 1900, hai tổng Vận Quy và Đại Bối của huyện Đông Sơn được chuyển vào huyện Thuỵ Nguyên, cùng phủ Thiệu Hóa.

Sau Cách mạng Tháng Tám, thành lập huyện Thiệu Hóa, xã Thiệu Trung thuộc huyện Thiệu Hóa.

Năm 1977, cùng với các xã hữu ngạn sông Chu thuộc huyện Thiệu Hóa, xã Thiệu Trung được sáp nhập với huyện Đông Sơn thành huyện Đông Thiệu, xã Thiệu Trung thuộc huyện Đông Thiệu. Năm 1982 huyện Đông Thiệu đổi lại là huyện Đông Sơn, xã Thiệu Trung thuộc huyện Đông Sơn. Năm 1996, xã Thiệu Trung trở lại huyện Thiệu Hóa mới tái lập.

Hiện nay xã Thiệu Trung gồm bốn làng: Phủ Lý Bắc (làng Bắc), Phủ Lý Trung (làng Trung), Phủ Lý Nam (làng Nam) (tên gọi 3 làng này có từ sau năm 1945, chia tách từ làng Phủ Lý xưa) và làng Chè Đúc (hay Trà Đúc) [3].

Làng Phủ Lý[sửa | sửa mã nguồn]

Làng Phủ Lý hay Bối Lý tên Nôm là Kẻ Rị, là một làng cổ, nay thuộc xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá.

Làng Kẻ Rị nổi tiếng với nghề thủ công đúc đồng và cũng là quê hương nhà sử học đầu tiên của đất nước là Lê Văn Hưu.

Hội làng Kẻ Rị được tổ chức mỗi năm hai lần vào mùa xuân và mùa thu.

Hội xuân Kẻ Rị được tổ chức vào ngày mồng 9 và 10 tháng 2 âm lịch. Sau đó từ mồng 7 đến mồng 10 tháng 3 âm lịch là đợt hội thứ hai. Còn hội thu được gọi là Tết cơm mới tổ chức vào tháng 9 hằng năm, có tổ chức nấu cơm thi, xôi thi, cỗ thi, và những cổ được giải sẽ đem tế thần[4].

Kẻ Rị thờ năm vị thành hoàng là: Thánh Đào, Thiên Phúc, Đại Hành, Thái Tổ và Bạch Y Long. Trong đó Thánh Đào là vị thánh cả. Đức Thánh Đào được coi là thành hoàng chính trong năm vị của làng Rị vì ông là người đầu tiên đến khai phá mảnh đất này. Còn các vị thần Thiên Phúc, Đại Hành, Thái Tổ đều là các thiên thần bảo hộ cho dân làng. Có một vị thần nữ là Bạch Y Long cũng là thiên thần, miếu Ngũ thờ bà dựng trên đất chợ Rị cũ cạnh sông nhà Lê vào những ngày hội khi vào miếu Bà không được mang đồ trắng, ai vô ý sẽ gặp phải điều chẳng lành[4].

Sau các cuộc tế chung, tới các dòng họ và gia đình cũng như khách thập phương vào dâng hương lễ thánh. Đặc biệt nhất của hội làng Kẻ Rị là cuộc đánh cờ người mà dân quanh vùng còn lưu truyền là "cờ Kẻ Rị". Bởi vì ngoài việc đấu trí được thua nó còn là một hình thức diễn xướng dân gian độc đáo. Nó nâng cao và phát triển môn cờ người, chuyển từ cờ ván sang cờ trận kèm theo hình thức diễn xướng. Tổ chức đấu cờ ở đây còn gắn chặt với việc tế thành hoàng; tế cầu phúc, nhất là tế Bạch Y Long[4].

Nghi thức chính của hội quy định là: mồng 9 buổi sáng tế yên vị, chiều tế yết, tối tế chầu; mồng 10 tế chính, lễ vật có lợn luộc cả con, bò thui cả con và các thứ thông thường khác[4].

Làng Chè Đúc[sửa | sửa mã nguồn]

Làng Chè là tên gọi xưa của thôn Trà Đông thuộc xã Thiệu Trung. Làng có nghề đúc truyền thống nổi tiếng. Xưa làng có hai phường Xóm Trên và Xóm Dưới. Mỗi phường có khoảng 100 thợ, chủ phường thường là người đứng đầu một dòng họ lớn. Sản phẩm là các mặt hàng dân dụng và mỹ nghệ. Về sau do nhu cầu của đời sống, thợ làng Chè còn sản xuất thêm các mặt hàng công nghiệp và quốc phòng. Làng đã đúc thành công tượng Bác Hồ bằng đồng, cao hơn 1,5 m, nặng hơn 400 kg, và tạo ra những sản phẩm đồng mỹ nghệ tham gia hội chợ quốc tế.

Công khai kết quả giải quyết TTHC

Truy cập
Hôm nay:
38
Hôm qua:
135
Tuần này:
628
Tháng này:
3914
Tất cả:
273003

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289